Danh mục sản phẩm

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống đầy ắp những thứ đáng sợ này

Quang Đức Minh
Thứ Bảy, 17/02/2024

Đối với nhiều người, một ngày mới chỉ có thể khởi đầu tốt đẹp bằng một tách cà phê nóng. Nhờ cafein, bộ não dường như không thể nhận được tín hiệu "mệt mỏi", từ đó tạo cho con người ta một nguồn năng lượng. Với những người làm việc trí óc căng thẳng, một vài tách cà phê mỗi ngày đã trở thành thức uống "cứu mạng".

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Vật liệu Nguy hiểm (Journal of Hazardous Materials) đã cảnh báo rằng việc sử dụng ly giấy, cốc giấy dùng một lần trong thời gian dài để uống cà phê nóng hoặc đồ uống nóng, bao gồm cả việc ăn (đồ nóng) trong các hộp cơm dùng một lần, sẽ phải trả giá bằng sức khỏe.

Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Ấn Độ thực hiện, đã phát hiện ra rằng cà phê nóng hoặc đồ uống nóng đựng trong cốc giấy dùng một lần chứa hàng chục nghìn chất có khả năng gây hại, cụ thể là các hạt nhựa, vi nhựa... và chúng sẽ được thải vào đồ uống chỉ trong vòng vài phút.

 

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này - Ảnh 1.

Nói về vi nhựa, có lẽ tất cả chúng ta đều quen thuộc. Trong những năm gần đây, với việc sản xuất và sử dụng hàng loạt chất dẻo, hàm lượng vi nhựa trong môi trường không ngừng tăng lên, ô nhiễm vi nhựa đã trở thành một vấn đề môi trường toàn cầu cùng với sự suy giảm tầng ôzôn, axit hóa đại dương và biến đổi khí hậu.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những vi nhựa gần như vô hình này đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Chúng thường có đường kính nhỏ hơn 5 mm, thậm chỉ có thể lớn chỉ bằng 1/5 chiều rộng sợi tóc của con người.

Đầu năm nay, một nhóm nghiên cứu của Mỹ đã lần đầu tiên phát hiện ra vi nhựa trong nội tạng người. Chúng được cho là có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, thậm chí bao gồm cả ung thư hoặc vô sinh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ô nhiễm vi nhựa có thể gây tình trạng viêm ở động vật.

Quay trở lại với những chiếc cốc giấy, tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Sudha Goel, thuộc Trường Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Viện Công nghệ Ấn Độ, cho biết: "Một cốc giấy chứa đầy cà phê nóng hoặc trà nóng sẽ làm phân hủy lớp vi nhựa trong cốc trong vòng 15 phút. Nó sẽ giải phóng các hạt vi nhựa có kích thước xấp xỉ 25.000 micromet vào một cốc nước nóng trong vòng 15 phút. Một người bình thường uống ba tách trà hoặc cà phê trong cốc giấy dùng một lần mỗi ngày, sẽ ăn vào 75.000 hạt nhựa mà mắt thường không nhìn thấy được".

 

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này - Ảnh 2.

Người ta ước tính rằng trong năm ngoái 2019, các nhà sản xuất cốc giấy đã sản xuất khoảng 264 tỷ sản phẩm, phần nhiều trong số đó được sử dụng để pha trà, cà phê, sôcôla nóng và thậm chí cả súp. Con số này tương đương với 35 chiếc cốc giấy cho mỗi người trên cả hành tinh. Sự gia tăng liên tục về số lượng các dịch vụ mang đi (take away) trên toàn cầu cũng đã thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm dùng một lần. Trong cuộc sống và công việc ngày càng bận rộn, việc đặt đồ ăn giao tận nơi đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người. Hộp cơm dùng một lần được vứt bỏ ngay sau khi chúng được sử dụng hết và thường không có tác động tiêu cực đến môi trường như hộp nhựa và hộp xốp.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Sudha, sự tiện lợi này đi kèm với một cái giá phải trả.

"Vi nhựa hoạt động như chất mang các chất ô nhiễm, chẳng hạn như ion, kim loại nặng độc hại như paladi, crom và cadmium, cùng các hợp chất hữu cơ kỵ nước và có thể xâm nhập vào giới động vật. Nếu ăn phải trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nghiêm trọng", các nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Kết quả gây "sốc" của cuộc thử nghiệm

Trong thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đổ nước siêu tinh khiết vào cốc giấy dùng một lần có nhiệt độ từ 85 đến 90 độ C, sau đó để yên trong 15 phút. Sau đó, các nhà nghiên cứu phân tích chất lỏng nóng này dưới kính hiển vi huỳnh quang và cũng kiểm tra những thay đổi về tính chất vật lý, hóa học và cơ học của lớp lót nhựa.

"Kết quả thật kinh ngạc. Chúng tôi quét bằng kính hiển vi điện tử và xác nhận rằng các hạt vi nhựa đã được giải phóng vào nước siêu tinh khiết. Một cốc giấy dùng một lần tiếp xúc với chất lỏng nóng trong 15 phút sẽ tạo ra khoảng 10,2 tỷ hạt submicron (thành phần siêu hiển vi)", Sudha cho biết.

 

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này - Ảnh 3.

Các bước trong quy trình thử nghiệm.

 

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này - Ảnh 4.

Sau khi để yên trong 15 phút, đây là các vi nhựa quan sát được dưới kính hiển vi huỳnh quang.

Một kỹ thuật nhạy cảm để tách hóa chất đã xác định được vi nhựa trong nước nóng. Nhưng điều đáng lo ngại nhất đã xảy ra, khi việc phân tích màng nhựa cho thấy sự hiện diện của kim loại nặng trong lớp lót.

 

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này - Ảnh 5.

Nước dưới kính hiển vi điện tử trước và sau khi phim được làm nóng.

"Nghiên cứu này cho thấy rằng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thúc đẩy các giải pháp thay thế cho các sản phẩm sinh học độc hại và chất gây ô nhiễm môi trường, ví dụ như cốc thủy tinh", giáo sư Virendra Tewari, Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, cho biết. Tewari cũng đưa ra lời khuyên rằng mọi người có thể quay lại với những chiếc cốc làm bằng đất sét truyền thống loại dùng một lần, vẫn được sử dụng ở nhiều vùng của Ấn Độ.

Nhưng ông Sudha cho rằng sự tiện lợi của cốc giấy khiến rất khó tìm được sản phẩm thay thế phù hợp. Trong môi trường văn phòng hiện đại, các sản phẩm này đang được sử dụng cùng với máy bán hàng tự động và các loại máy uống nước nóng khác.

Người phát ngôn của Ecolife, một tổ chức từ thiện môi trường, cho biết: "Máy bán cà phê hoặc trà có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong môi trường văn phòng và nó chắc chắn là một yếu tố thúc đẩy. Lớp nhựa mỏng trong các loại cốc giấy dùng một lần sẽ không phân hủy trong các bãi rác và không thể tái chế. Nhu cầu về chúng ngày càng tăng và chỉ có thể được đáp ứng bằng cách phá rừng tiếp tục."

Ecolife đang nghiên cứu các loại màng làm từ thực vật không phải nhựa và có thể phân hủy sinh học. Thật không may rằng quá trình này đã làm tăng gấp đôi chi phí sản xuất và khó có thể được thị trường chấp nhận.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết